Sáng ngày 24/9/2024 tại Trung tâm tổ chức sự kiện The Mira Central Park Hotel, UBND tỉnh Đồng
Nai đã tổ chức Hội nghị công bố
quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư, tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Minh Chính
- Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa
phương, các hiệp hội, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; về phía tỉnh
Đồng Nai có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Võ Tấn Đức – Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;
các đồng chí trong Ban thường vụ, BCH tỉnh ủy, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành
và địa phương trong tỉnh cùng dự.
Tại Hội nghị lãnh đạo Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
2050.
Theo đó, Mục tiêu phát triển tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 và mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông:
1. Mục tiêu tổng
quát:
- Năm 2030, Đồng Nai là một nền kinh tế năng động, là động lực
tăng trưởng, hạt nhân phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Đồng Nai sẽ đi đầu trong phát triển công nghiệp hiện đại; là
trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; là cửa ngõ trung chuyển của miền
Nam lấy Cảng hàng không quốc tế Long Thành làm hạt nhân.
- Tỉnh sẽ phát triển hệ thống đô thị thương mại dịch vụ mới ven
sông, đô thị sinh thái hiện đại, thông minh tạo ra môi trường sống lý tưởng và
bền vững; các trung tâm giáo dục – đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và y tế hàng đầu
cả nước được triển khai một cách hiệu quả, là nơi phát triển nhân lực chất lượng
cao.
- Tỉnh sẽ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tỉnh.
- Công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường được thực hiện
xuyên suốt, góp phần đảm bảo các mục tiêu về môi trường.
2. Mục tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
Hoàn thành đầu tư khung hệ thống kết cấu hạ tầng:
(i) Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, cảng hàng không Biên Hòa;
(ii) Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu
Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc, đường Vành đai 3, đường Vành Đai 4;
(iii) Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân
bay Long Thành, kéo dài tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên về đến
thành phố Biên Hòa.
3. Nhiệm vụ đột
phá ngành giao thông: Xây
dựng sân bay Biên Hòa thành cảng hàng không khai thác lưỡng dụng, xây dựng
thành phố sân bay với lõi là Cảng HKQT Long Thành với hệ thống trung tâm
logistics thông minh, đồng bộ, kết hợp tối ưu các hạ tầng vận tải, kho bãi hiện
hữu trên địa bàn.
4. Về Quy hoạch chi
tiết giao thông:
a) Đường
bộ:
- Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông kết nối vùng, như: Cao tốc
Bắc – Nam
phía Đông
(CT.01), Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) - Liên Khương (Lâm Đồng), Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long
Thành - Dầu Giây (Đồng
Nai), Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến Quốc lộ 01, 20, 51, 20B, 51C, 56, 56B; cầu Phú Mỹ 2, cầu thay phà Cát Lái.
- Nâng cấp, cải
tạo và đầu tư mới 37 tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã tạo thành mạng lưới giao thông đồng
bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và thực
hiện theo các quy hoạch, quy định pháp luật có liên quan.
b)
Đường sắt:
- Đầu tư xây dựng đường sắt kết nối vùng thực hiện theo Quy hoạch
mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
(nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam; đầu tư xây mới tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu,
Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang; tuyến đường
sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không
quốc tế Long Thành). Báo cáo cấp thẩm quyền cho phép nghiên cứu, đầu tư
mới tuyến đường sắt kết nối từ đường sắt Biên
Hoà - Vũng Tàu đến cảng Phước An.
- Đường sắt đô thị: trước năm 2030, xây dựng kéo dài tuyến đường sắt
đô thị Bến Thành -
Suối Tiên đến huyện Trảng Bom. Sau năm 2030, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, gồm: (1) tuyến đường sắt đô thị trung tâm hành
chính mới - sân bay Biên
Hòa; (2) tuyến đường sắt đô thị Biên Hòa - Nhơn Trạch - Long Thành; (3) tuyến đường sắt đô thị Biên Hòa - Trảng Bom - Long Khánh; (4) tuyến
đường sắt đô thị Long
Khánh - Cẩm Mỹ - Long Thành; (5) tuyến đường sắt đô thị sân bay Biên Hòa - sông Đồng Nai (kết nối đến tỉnh Bình Dương).
c)
Đường thủy nội địa:
- Hệ thống đường
thủy nội địa do Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện theo Quy hoạch
kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các
Quyết định khác của Bộ
Giao thông vận tải có liên quan.
- Hệ thống đường
thủy nội địa do tỉnh quản lý gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng 154km.
- Hệ thống bến/cụm
bến thủy nội địa được nghiên cứu bố trí tại các địa phương dọc hai bên bờ các tuyến đường thủy nội địa.
d)
Cảng biển, cảng cạn:
-
Cảng biển thực hiện theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn
đến năm 2050 được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, trong đó Đồng Nai bao gồm 3 cụm cảng: Cụm bến Long Bình Tân cho
cỡ tàu 5000 tấn chức năng là cảng vệ tinh, đầu mối gom hàng; cụm bến Nhơn Trạch
cho cỡ tàu đến 45.000 tấn hoặc lớn hơn giảm tải, chức năng phục vụ phát triển
các tỉnh Đông Nam Bộ, có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí; cụm bến Gò Dầu,
Phước Thái, Phước An (dọc sông Thị Vải) cho cỡ tàu 30.000 - 60.000 tấn, phục vụ
các tỉnh Đông Nam Bộ, có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí.
- Cảng cạn thực hiện theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao gồm 9 cảng cạn: Tân cảng Long Bình, Tân Vạn,
Tam Phước, Long Thành, Phước An, Tân cảng Nhơn Trạch, Trảng Bom, Sông Nhạn (Cẩm
Mỹ), Long Khánh.
đ)
Cảng hàng không: Phát
triển các cảng hàng không thực hiện theo Quy hoạch phát triển hệ thống
cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng Nai quy hoạch phát triển Cảng
hàng không quốc tế Long
Thành cấp 4F và cảng hàng không Biên Hòa cấp 4E.
e)
Trung tâm logistics
- Đến năm 2030 hình thành 04 trung tâm logistics gồm: trung tâm
logistics phía Nam Cảng
hàng không quốc tế Long Thành; trung tâm logistics phía Đông Bắc Cảng hàng không quốc tế Long Thành; trung tâm logistics tổng
kho trung chuyển miền
Đông tại huyện Trảng Bom; trung tâm logistics tại xã Phước An huyện Nhơn Trạch.
- Bố trí các trung tâm kho vận nhỏ lẻ khác tại các địa phương khi
có nhu cầu.
g)
Cầu đường bộ kết nối các tỉnh thành lân cận:
- Kết nối Thành phố Hồ Chí Minh: bổ sung 03 vị trí cầu.
- Kết nối tỉnh Bình Dương: bổ sung 04 vị trí cầu đường bộ và 01 cầu
đường sắt đô thị kết
nối sân bay Biên Hòa.
- Kết nối tỉnh Lâm Đồng: bổ sung 02 vị trí cầu.
- Kết nối tỉnh Bình Thuận: bổ sung 01 vị trí cầu và đường kết nối.
5. Ưu tiên đầu tư về hạ tầng giao thông:
- Quốc lộ, cao tốc: Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (đoạn
thuộc tỉnh); Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn
thuộc tỉnh); Đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí
Minh (đoạn thuộc tỉnh); Đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí
Minh (đoạn thuộc tỉnh).
- Đường tỉnh, đường vành đai, đường trục chính đô thị: Dự án đường ĐT.771B đoạn
nối từ cầu Vàm Cái Sứt đến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Dự
án đường ĐT.769E; Dự án đường ĐT.768B; Dự án đường ĐT.768C; Dự án đường ĐT.772;
Tuyến
đường ven sông Đồng Nai chạy dài từ huyện Vĩnh Cửu - Biên Hòa – Long Thành -
Nhơn Trạch; Dự án cầu thay phà Cát Lái.
- Hàng không:
Cảng
hàng không quốc tế Long Thành; Sân bay Biên Hòa (khai thác lưỡng
dụng).
- Đường sắt:
Đường
sắt Biên Hoà - Vũng Tàu (theo quy hoạch đường sắt quốc gia);
Tuyến
đường sắt kết nối từ đường sắt Biên Hoà - Vũng Tàu đến cảng Phước An (nếu được
cấp có thẩm quyền đồng ý chủ trương đầu tư); Các
tuyến đường sắt đô thị; các tuyến đường sắt đô thị.
-
Cảng biển: Các cảng cụm bến Phước An, Gò Dầu,
Phước Thái; Các cảng cụm bến Nhơn Trạch.
- Giao thông thông minh: Hệ thống quản lý, điều hành giao
thông thông minh.
- Hệ thống trung tâm
Logistics: Xây dựng 04 trung tâm
Logistics: Trung tâm Logistics tổng kho trung chuyển Miền Đông; Trung tâm
Logistics phía Nam Cảng HKQT Long Thành; Trung tâm Logistics phía Đông Bắc Cảng
HKQT Long Thành; Trung tâm Logistics Phước An.
Người đưa tin: Nguyễn Văn Kỳ