1. Chức
năng
Phòng Quản lý giao thông là phòng chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của Sở GTVT, thực hiện chức năng tham mưu
cho Giám đốc Sở trong công tác quản lý chất lượng công trình giao thông; quản
lý kết cấu hạ tầng giao thông; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông ngành;
công tác khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông;
công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Về
quản lý kết cấu hạ tầng giao thông
- Tham mưu trình UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh ban hành quy chế tổ chức quản lý và khai thác hệ thống công trình
chuyên ngành GTVT; tham mưu Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ
tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu triển khai văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực
quản lý và bảo vệ kế cấu hạ tầng giao thông đến các đơn vị, địa phương. Hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý, bảo trì đối với cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện.
- Thực hiện phân loại, nâng cấp quản lý, điều chỉnh hệ thống đường bộ,
đường thủy nội địa và các đường khác theo quy định của pháp luật.
- Thiết lập và chỉ đạo Khu Quản lý đường bộ, đường
thuỷ quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thuỷ nội địa địa phương trong phạm
vi quản lý; tham gia
xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, định ngạch công trình giao thông đường bộ,
đường thuỷ nội địa và các tuyến quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải ủy thác quản
lý.
- Tổ chức giao thông trên địa bàn tỉnh, điều tiết, phân luồng giao thông
các tuyến đường tỉnh, tham gia ý kiến đối với đường huyện, đường đô thị; rà
soát xử lý điểm đen, điểm mất an toàn giao thông.
- Chủ trì phối hợp với Thanh tra sở
đề xuất, triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông
và công trình giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của
Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
- Thường trực công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của ngành:
Tham mưu xây dựng kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, báo cáo, đánh giá,
tổng kết việc thực hiện.
- Cấp giấy phép đào đường, giấy phép thi công, giấy phép đấu nối đường mới
mở vào đường đang khai thác. Kiểm tra giám sát thi công công tác đào đường và
tái lập mặt đường.
- Cấp phép và công bố các
hoạt động liên quan đến luồng tuyến, cảng, bến thủy nội địa.
- Theo
dõi, quản lý kỹ thuật, giám sát, nghiệm thu công trình duy tu sửa chữa đường
thủy nội địa (cầu cảng, phao tiêu biển báo, luồng tuyến, bến thuỷ nội địa).
- Xây dựng và công bố khổ giới hạn, tải trọng đường bộ trên hệ thống
đường địa phương.
- Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về quản lý kết cấu hạ tầng giao
thông của ngành cho các cơ quan chức năng theo quy định.
b) Về
quản lý chất lượng công trình giao thông
- Tham mưu Giám đốc Sở trình UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản về quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật
liên quan đến quản lý chất lượng công trình giao thông, theo phân cấp quản lý và
quy định của pháp luật.
- Tham mưu công tác giám
định nguyên nhân sự cố đối với công trình giao thông, tham gia công tác giám
định công trình khi có yêu cầu.
- Thẩm định an toàn giao thông trên các
tuyến đường tỉnh, các vị trí đấu nối giữa đường huyện, đường xã với đường tỉnh;
các điểm đấu nối của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ dọc hai bên đường tỉnh.
- Thẩm định dự
án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật các dự án công trình giao thông trên địa
bàn tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Thẩm định thiết kế cơ sở
các dự án công trình giao thông trên địa bàn tỉnh sử dụng vốn Nhà nước ngoài
ngân sách theo quy định.
- Thẩm định thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình giao thông trên địa bàn
tỉnh sử dụng nguồn vốn Nhà nước triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của
pháp luật.
- Tổ chức nhận bàn giao từ
Phòng Kế hoạch Tài chính đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công
tư để thực hiện theo dõi, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tiến độ, chất lượng
các dự án; phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố
cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý
đầu tư xây dựng và và quản lý chất lượng công trình giao thông.
- Kiểm tra công tác nghiệm
thu công trình giao thông trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định
của Nhà nước.
- Chủ trì tham mưu Giám đốc
Sở quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, ngừng khai thác các công trình giao
thông bị xuống cấp có nguy cơ dẫn đến sự cố nguy hiểm hoặc vi phạm nghiêm trọng
các tiêu chuẩn chất lượng công trình theo thẩm quyền.
- Chủ trì thẩm định dự án,
thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các công trình sửa chữa đường bộ do Sở quản
lý và được ủy quyền quản lý.
- Hướng dẫn, triển khai các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình giao thông trên địa
bàn.
- Hướng dẫn việc tổ chức
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý chất lượng công
trình giao thông.
- Theo dõi, tổng hợp, lập
báo cáo tình hình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo
định kỳ, hàng năm và đột xuất.
c) Về
công tác đảm bảo an toàn giao thông
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác về đảm
bảo an toàn giao thông và tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông hàng năm của Sở.
- Phối hợp Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu lãnh đạo Sở đôn
đốc, tổ chức triển khai các hoạt động kiểm tra việc thực hiện các chương trình,
kế hoạch hoạt động và các chỉ đạo trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao
thông của Sở.
- Phối hợp
Ban An toàn giao thông tỉnh kiểm tra, đề xuất xử lý các điểm đen, điểm mất an
toàn giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Đề xuất các giải pháp cấp
bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
- Tham gia thẩm định, có ý kiến đánh giá
và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án về ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ liên quan đến kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông và
trật tự an toàn giao thông.
- Tham gia ý kiến đối với các dự án xây
dựng công trình giao thông trên địa bàn, theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị có liên
quan.
- Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về công
tác an toàn giao thông của Sở.
d) Một số nhiệm vụ khác
- Phối hợp với Văn phòng Sở quản lý công chức, viên chức biệt phái, nhân
viên thuộc Phòng.
- Phối hợp với Văn phòng Sở giải quyết
thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng.
- Quản lý tài sản, trang thiết bị được giao sử dụng; quản lý, lưu trữ, chuyển
giao tài liệu tại phòng theo quy định.
- Làm nhiệm vụ thư ký các cuộc họp do lãnh đạo Sở chủ trì
thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng và dự thảo thông báo kết luận cuộc họp trình ký.
- Thực hiện nhiệm khác khi được Ban Giám đốc Sở phân công.
3. Cơ cấu tổ
chức:
Phòng Quản lý giao thông được tổ chức bao
gồm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng
và các chuyên viên, viên chức biệt phái, nhân viên, trong đó:
- Trưởng phòng : Trực tiếp giúp
Lãnh đạo Sở quản lý, tổ chức, triển khai các nhiệm vụ công tác của Phòng, chịu
trách nhiệm trước Ban Giám đốc Sở và trước pháp luật về hoạt động của phòng.
Trưởng phòng có trách nhiệm phân nhiệm vụ, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện
nhiệm vụ của từng cán bộ thuộc phòng.
- Phó Trưởng phòng : trực tiếp giúp Trưởng phòng,
lãnh đạo Sở quản lý, tổ chức, triển khai các nhiệm vụ công tác được phân công
trong phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước Lãnh đạo Sở và trước
pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
- Các vị trí khác : chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Phòng, trước
Lãnh đạo Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ công tác được phân công thực
hiện.
|