THĂM DÒ Ý KIẾN

Đánh giá sự hài lòng của người dân và tổ chức về kết quả xử lý hồ sơ của bộ phận một cửa Sở Giao thông Vận tải

 
Số lượt truy cập
 

Quá trình phát triển

 
0.png
1.png

I.        THỜI KỲ KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN 1975 – 1985

1.    Cuối năm 1975 tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Bà Rịa – Long Khánh – Biên Hòa và thị xã Vũng Tàu. Ngành GTVT Đồng Nai cũng được thành lập trên cơ sở các ty kiều lộ, công chánh của các tỉnh nói trên được ta tiếp quản sau giải phóng miền nam sau 30-04-1975 và thống nhất đất nước.

Đội ngũ cán bộ ở chiến khu về, bộ đội làm nhiệm vụ tiếp quản và một số cán bộ ở miền Bắc chi viện.

Trong thời kỳ quân quản: 1975-1976: ngành GTVT Đồng Nai còn chung với ngành xây dựng, sau đó mới tách ra. Cơ sở vật chất thời kỳ này hết sức nghèo nàn: ngoài trụ sở của các ty kiều lộ và công chánh cũ, một số xe máy củ kĩ, lạc hậu, một ít nhân viên lưu dụng. Lĩnh vực vận tải thì toàn bộ là vận tải tư nhân, phải bắt đầu từ con số không.

2.    Bước vào thành lập nghành GTVT – Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai đã tập chung vào chỉ đạo bước đầu xây dựng tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

Các cơ sở vật chất được thành lập đầu tiên là: Phân xưởng đá Bửu Long (8/1976), nhà máy đại tu ô tô (9/1976). Cuối 1976, khi lực lượng cán bộ được tăng cường khá mạnh, thành lập thêm Trạm duy tu bảo dưỡng cầu đường Biên Hòa, Long khánh, Bà Rịa (11/1976) và cũng ở thời điểm này, bộ máy cũng được kiện toàn khá hoàn chỉnh: lảnh đạo Ty: 3 đồng chí, 3 phòng ban và cá đơn vị nghiệp vụ gồm 106 cán bộ công nhân viên, trong đó có 08 kỹ sư, 12 cán bộ tốt nghiệp trường trung học kinh tế. Các đơn vị thuộc nghành được thành lập bao gồm: Xưởng đại tu ô tô, Xí nghiệp đá Bửu Long, Công ty Vận tải Thủy bộ, cá trạm duy tu đường bộ, khối vận tải, khối công nghiệp, khối cầu đường. Tuy nhiên, cơ sở vật chất lúc này còn quá thô sơ và ít ỏi – lao động chủ yếu bằng thủ công.

Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên bắt đầu được xây dựng và củng cố đã phá huy vai trò của tổ chức mình. Do vậy, tuy điều kiện làm việc và đời sống kinh tế giai đoạn này hết sức khó khan, thiếu thốn, nhưng bù lại, tinh thần đoàn kết, hăng say lao động, tự giác quyên mình cùa cán bộ, công nhân viên, lao động của ngành vì nhiệm vụ chung thì hết sức phi thường cao cả vì.

3.    Tháng 9-1977 ngành GTVT Đồng Nai bắt đầu bước vào giai đoạn ổn định và phát triển để thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam và nghị quyết lần thứ I của tỉnh Đảng Đồng Nai.

Giai đoạn này, bộ máy tổ chức cũng bắt đầu ổn định và phát triển theo yêu cầu của nhiệm vụ ngày càng phức tạp và nặng nề. Ngoài Ban giám đốc, các tổ chức lãnh đạo như các chi đảng bộ, công đoàn, đoàn thanh niên đảng cộng sản Hồ Chí Minh, các phòng ban nghiệp vụ củng được tăng cường cả số lượng và chất lượng nhu phòng Tổ chức, phòng hành chính quản trị, phòng Vật tư, phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch, phòng Giao thông, Ban cải tạo.

            Nhiệm vụ chủ yếu của thời gian đầu là tập trung cải tạo lực lượng vận tải nhằm đảm bảo nhà nước độc quyền trong lĩnh vực này. Tại thời điểm 1976 khi bắt đầu cải tạo, đối với phương tiện vận tải đường bộ, toàn tỉnh có 46.570 các loại phương tiện trong đó có 2.987 xe vận chuyển hang hóa; xe c axe khách các loại là 1.556 chiếc xe; xe du lịch 172 chiếc; xe lam 5.216 chiếc; xe lô, xe đò, xe taxi: 394 chiếc; xe tự chế, xe ba gác máy: 746 chiếc và xe gắn máy các loại: 33.488 chiếc. Phương tiện thủy gồm: 270 chiếc, trong đó có 252 chiếc thuyền nghe củ và lạc hậu.

            Qua quá trình cải tạo, đã xây dựng được 5 xí nghiệp vận tải thủy bộ và hành khách. Đây là một thắng lợi hết sức to lớn có ý nghĩa chính trị sâu sắc. đến năm 1985, toàn Ty đã có 16 đơn vị trực thuộc bao gồm: 5 xí nghiệp vận tải (Xí nghiệp quốc doanh xe khách, Xí nghiệp vận tải đường sông , Xí nghiệp vận tải hàng hóa, Xí nghiệp vận tải ô tô số 1, Xí nghiệp vận tải ô tô số 2), Xí nghiệp công tư hợp doanh đóng tàu thuyền, 2 Xí nghiệp công nghiệp, 4 đơn vị cầu đường (Công ty thi công cầu đường 1, xí nghiệp sửa chữa cầu đường 2, xí nghiệp sửa chữa cầu đường 3), Xí nghiệp xây lắp, Xí nghiệp khảo sát thiết kế cầu đường, công ty vật tư, trường lái xe máy công trình Đồng Nai. Số lượng cán bộ công nhân viên toàn nghành trên 1.000 người.

            Song song với việc cải tạo trong lĩnh vực vận tải là củng cố và ổn định lực lượng cầu đường. Năm 1976, toàn Tỉnh có 1.592,2 km đường giao thông các loại trong đó có đường nhựa là 576,6 km, đường đá, cấp phối: 149,2 km, đường đất 546,4 km với tổ chức bộ máy và lực lượng con người, phương tiện như vậy song vẫn đảm bảo cơ bản lưu thông củ xã hội theo những yêu cầu cảu giai đoạn bao cấp.

4.    Kết quả cụ thể của 10 năm củng cố, xây dựng và phát triển 1975 – 1985:

4.1.    Về giao thông:

Nắm bắt yêu cầu phát triển kinh tế, nhất là các vùng thuộc căn cứ cách mạng các vùng kinh tế mới, xa xôi hẻo lánh, đầy rẫy khó khăn. Nghành GTVT đã tập trung sức lực, trí tuệ, sức người, sức của đầu tư vào các vùng đó, đáng kể và tiêu biểu nhất là hình thành được hệ thống cầu đường vùng Song Ray: 57 km đường mới, 7 cầu với tổng chiều dài là 119m (hiện nay là  DT 764 va DT 765). Kỹ thuật và năng lực quản lý thi công cũng có những tiến bộ và thành tựu vượt bậc trong điều kiện cực kỳ khó khăn và thiếu thốn. Đó là việc CBCNVC là tự thiết kế, thi công được cầu hạng trung như: cầu Tân Vạn dài 69m, tải trọng 30 tấn đúc bằng dầm lien tục, mặt sàn bê tong.

Kết quả cụ thể:

-    Xây dựng mới: 110,86 km đường các  loại

-    Đại tu: 222,55 km

-    Xây mới: 37 cầu = 786  md và 2.543 md cống

Tổng kinh phí tại thời điẻm đầu tư cho giao thông nói trên là 88.424.141 đồng

+    Đối với phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn cũng bắt đầu phát triển và đạt kết quả khá, cụ thể:

-    Mở mới : 22,7 km đường các loại đại tu: 37,9 km đường các loại.

-    Sửa chữa vừa: 35 km đường. Nâng cấp: 37 km đường nhựa.

-    Xây mới: 9 cầu = 94 dm và 9 cống = 38 md

Tổng kinh phí đầu tư là 21.497.604 đồng, trong đó:

-    Nguồn ngân sách nhà nước: 4.110.000 đồng

-    Vốn ngân sách huện, thành phố: 8.089.365 đồng

-    Nhân dân đóng góp: 9.798.239 đồng (chiếm 44.5%)

+    Ngoài ra, công tác duy tu bảo dưỡng đường cũng được chú trọng, trong 10 năm đã đầu tư: 36.470.601 đồng trong đó:

-    Dặm vá đá xanh: 193.830 m2 đường, dặm vá sỏi đỏ: 1.841.510m2 , dặm vá nhựa: 160.760m2, dặm vá bê tong nhựa nguội: 4.920m2

-    Cán đá xanh toàn diện: 1.026.050 m2, cán nhựa toàn diện: 48.080 m2

-    Thay đá, ván cầu: 984 m2

-    Đúc, trồng cọc tiêu biển báo: 2.811 trụ

+    Công tác khảo sát, thiết kế giao thông tuy còn hình thành, còn non trẻ nhưng cũng đạt những kết quả rất khả quan. Những ngày đầu mới thành lập chỉ có 5 người (trong đó có 2 kỹ sư), sau 10 năm đã có đội ngũ cán bộ khá hung hậu gồm hơn 20 người, trong đó có 4 kỹ sư, 5 trung cấp và một số máy móc, trang thiết bị khá hiện đại. Đã khảo sát thiết kế được:

-    784.4 Km đường cá loại.

-    2.276 md cầu cá loại.

-    7.818 md cống các loại.

-    4.772 m2 công trình dân dụng.

-    89.353 m2mặt bằng bến bãi.

4.2.    Về lĩnh vực vận tải:

Những năm đầu mới giải phóng miền nam, công tác cải tạo chưa được tiến hành. Về vận tải lúc đó chỉ có  một đơn vị là Công ty vận tải thủy bộ, lực lượng phương tiện quá ít ỏi, phần lớn hoạt động vận tải do tư nhân đảm nhiệm.

Tại thời điểm 1976 – 1977 theo niêm giám thống kê của chi cụ thống kê Đồng Nai thì phương tiện vận tải cơ giới tư nhân có 6.180 xe.

Giai đoạn cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh (1977 - 1978), ngành GTVT vừa xây dựng vừa cải tạo, nhất là đối với chủ xe đò, xe khách. Các loại xe nhỏ và nhỡ thì đưa vào làm ăn tập thể dưới hình thức là Hợp tác xã.

Năm 1978, ngành đưa vào công tyhợp doanh xe khách chuyên làm nhiệm vụ chuyên chở khách. Xí nghiệp vận chuyển hang háo và 2 xí nghiệp hổn hợp vừa chở hành khách vừa chở hang. Đối với đường sông, vẫn giữ nguyên Xí nghiệp vận tải đường sông dưới hình thức quốc doanh như lúc đầu mới thành lập.

Kết quả là; trong thời kỳ này, đã thành lập được một Xí nghiệp vận tải quốc doanh, 4 xí nghiệp công tư hợp doanh, 23 hợp tác xã vận tải với tổng số phương tiện là 3.690 xe, lập được 159 tổ hợp tác sửa chửa ô tô, cơ khí, hàn tiện.

Thắng lợi lớn nhất trong công tác cải tạo là đến ngày 28-02-1985 ngành GTVT đã đưa toàn bộ các Xí nghiệp công tư hợp doanh lên quốc doanh, đã thanh toán vốn và lời đầy đủ cho chủ xe. Phần lớn anh em là những người làm thuê cho chủ và một số chủ phương tiện trở thành cán bộ, nhân viên của nhà nước – thành phần làm chủdưới chế độ  xhcn.

Kết quả hoạt động vận tải trong 10 năm qua là:

v Vận tải hàng  hóa:

-     Tổng khối lượng vận chuyển: 9.88.838 tấn

-     Tổng khối lượng luân chuyển: 633.926.426 tấn.Km

Trong đó:

-     Khối quốc doanh và công ty hợp doanh:

-     Khối lượng vận chuyể: 6.236.349 tấn

-     Khối lượng luân chuyển :410.769.069 tấn.Km

-     Khối hợp tác xã:

-     Khối lượng vận chuyển:3.6512.469 tấn

-     Khối lượng lân chuyển: 223.157.396 tấn.Km

v Vận tải hành khách:

-     Tổng khối lượng vận chuyển: 171.893.768 người

-     Tổng khối lượng luân chuyên: 7.712.632.865 ngàn.Km

v Khối hợp tác xã:

-     Khối lượng vận chuyển: 112.047.319 người

-     Khối lượng luân chuyển: 2.467.054.839 người.Km

4.3.    Về sản xuất công nghiệp:

Để đảm bảo hậu cần cho ngành, ngay từ khi mới thành lập, Ty đã chủ trương xây dựng các đơn vị chuyên làm nhiệm vụ sửa chữa phương tiện và sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho toàn ngành.

Nhà máy đại tu ô tô là trung tâm cơ khí sửa chữa của toàn ngành, được thành lập ngày 09/05/1975 trên cơ sở một công binh xưởng của Mỹ ngụy. Cơ sở đó được xây dựng đầu tư them có khả năng sửa chữa (cả đại tu) hàng năm là 250 xe các loại.

Kết quả trong 10 năm từ 1975 – 1985 đã đại tu được 1.255 xe, trùng tu, tiểu tu được470 xe, bảo dưỡng được 15.000 lượt xe các loại.

Ngoài ra, toàn ngành còn sản xuất được 6.550.000 viên gạch, đúc được 2.047 cống, xẻ 2.722m3 gỗ để phục vụ xây dựng sửa chửa đường .

Cải tạo hơn 9.383 phương tiện vận tải đường bộ và 272 phương tiện vận tải đường thủy.

4.4.    Khen thưởng thành tích:

Phải nói rằng, đây là thời kỳ khó khăn, gian khổ nhất trong quá trình củng cố, xây dựng và phát triển. song với khí thế hừng hực cách mạng, lòng yêu nước được truyền lại từ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã tạo nên phong trào thi đua XHCN hết sức sôi nổi, phong phú và đã đạt kết quả tốt:

-    02 tổ lao động XHCN 6 năm liền và 2 đồng chí tổ trưởng đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua 6 năm liền: Đó là tổ xe 3, tổ xe 4 đội 4 thuộc xí nghiệp xe khách.

-    21 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

-    57 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

-    24 tổ lao động XHCN

-    Xí nghiệp vận tải ô tô được chủ tịch HĐBT (nay là thủ tướng) tặng bằng khen và được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III . nhiều cá nhân đơn vị được bộ GTVT tặng bằng khen và nhiều danh hiệu khác của Miền Đông Nam Bộ.

5.    Đánh giá bài học kinh nghiệm:

Phải nói đây là thời kỳ đất nước ta gặp nhiều khó khăn gian khổ nhất sau những năm chiến tranh ác liệt và chịu nhiều mất mát thương đau. Vết thương chiến tranh còn đang rỉ máu thì liên tiếp xảy ra cuốc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979) và chiến tranh biên giới Tây Nam (1979-1978). Trong khó khăn trung đó, ngành GTVT cũng không tránh khỏi những khó khăn của mình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, ngành GTVT Đồng Nai đã cử một đoàn CBCNV sang giúp bạn Campuchia khắc phục chiến tranh: làm đường, khôi phục sửa chữa cầu cống và đã góp phần xây đắp tình hữ nghị Việt Nam – Campuchia.

Ở trong nước, thời kỳ đó ngành cũng phải vừa xây dựng, phát triển, phục vụ nhiệm vụ cầu đường và vận tải, còn tích cực tham gia làm kinh tế, chăm lo đời sống CBCNV. Hàng tram tấn sắn, cà phê… đã góp phần cải thiện đời sống chung. Chính môi trường gian khổ, khó khăn đó đã rèn luyện nên đội ngũ CBCNV vững vàng về chính trị, giác ngộ về giai cấp, hang say lao động quyên mình và đặc biệt la tinh thần khí thế lao động XHCN, tinh thần đoàn kết tương than, tương ái giữa Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, trên dưới một long, đồng cam cộng khổ, chỉ vì mục tiêu duy nhất là hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành

Những km đường, những chiếc cầu, những tấn hàng hóa, những chiếc xe, những chuyến xà lan… ngày đêm hoạt động đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, xây dựng đơn vị lớn lên cùng đất nước. nhiều tấm gương lao động quyên mình mãi còn in đậm trong tâm trí CBCNV ngành GTVT Đồng Nai. Đó chính là bài học sâu sắc để xây dựng ngành GTVT phát triển sau này.



Chung nhan Tin Nhiem Mang
Trang thông tin điện tử Sở Giao Thông Vận tải tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ban biên tập Sở Giao thông Vận tải
Địa chỉ: 18 Phan Chu Trinh- Phường Quang Vinh –TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0613)847320 - Số Fax: (0613)942248 – 840768 - Email: sgtvt@dongnai.gov.vn
Ghi rõ nguồn “Trang thông tin điện tử Sở Giao Thông Vận tải tỉnh Đồng Nai” hoặc www.sgtvt.dongnai.gov.vn
khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Phát triển bởi TTCNTT và TT Đồng Nai